CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH

Văn bằng tốt nghiệp

CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THÔNG TIN NGÀNH HỌC

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và lĩnh vực Lập trình viên nói riêng đang là thị trường “khát nhân lực” bậc nhất tại Việt Nam. Theo thống kê của các kênh tuyển dụng, hiện nay nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT tại Việt Nam đã tăng gấp 4 lần, trong đó nhóm ngành phát triển phần mềm như Lập trình viên luôn đạt mức tăng trưởng gấp đôi, chiếm hơn 50% nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành CNTT tại các cuộc thi học thuật, chẳng hạn như:  Lập trình Hackathon; AI Challenges…để thử sức, cọ xát và học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế quý giá. 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Sinh viên tốt nghiệp đạt trình độ chuyên môn cao về CNTT, phương pháp làm việc khoa học và tư duy sáng tạo, với khả năng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề mới trong ngành CNTT.
  • Có khả năng thiết kế, xây dựng và phát triển các sản phẩm phần mềm nói riêng hay sản phẩm CNTT nói chung, tham gia vào các dự án phần mềm hay CNTT đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Có khả năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc theo nhóm, có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc cũng như nghiên cứu chuyên sâu, tự tin hội nhập quốc tế.

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

  • Tại HIU, sinh viên được tận hưởng môi trường học tập năng động, sáng tạo với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị học tập và thực hành theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Chương trình đào tạo hội nhập, tiệm cận trình độ của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Phương pháp đào tạo tiếp cận các chương trình tiên tiến về Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Sinh viên được trang bị năng lực ngoại ngữ, kỹ năng mềm vững vàng để tự làm việc trong môi trường quốc tế.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp mạng cho doanh nghiệp, các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính…
  • Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu.
  • Các công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, công ty cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông (ISP), công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng và truyền thông, bảo mật hệ thống, công ty cung cấp, phân phối thiết bị mạng và viễn thông…
  • Cán bộ vận hành, quản trị hệ thống mạng và công nghệ thông tin ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân hoặc các cơ quan quản lý nhà nước
  • Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học chuyên nghiệp, viện nghiên cứu và và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT.

MÔN HỌC TIÊU BIỂU NGÀNH

Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1.1. Lý luận Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Triết học Mác – Lê nin
2 Kinh tế chính trị Mác – Lê nin
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2. Khoa học xã hội
1 Pháp luật đại cương
1.3. Ngoại ngữ
1 Anh Văn I
2 Anh Văn II
1.4. Toán học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường
1 Xác suất thống kê
2 Giải tích
3 Đại số tuyến tính
4 Giới thiệu ngành
5 Nhập môn lập trình
6 Tin học đại cương
1.5. Giáo dục thể chất
1 Giáo dục thể chất
1.6. Giáo dục quốc phòng – an ninh
1 LT – Giáo dục quốc phòng – An ninh (*)
2 TH – Giáo dục quốc phòng – An ninh (*)
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
2.1. Kiến thức cơ sở ngành
1 Kỹ thuật lập trình
2 Toán rời rạc
3 Lý thuyết đồ thị
4 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
5 Lập trình hướng đối tượng
6 Cơ sở dữ liệu
7 Kiến trúc máy tính
8 Mạng máy tính
9 Hệ quản trị CSDL
10 Nhập môn Hệ điều hành
11 Nhập môn Trí tuệ nhân tạo
12 Lập trình Java
13 Công nghệ.NET
14 Phát triển ứng dụng web
15 Anh văn chuyên ngành I
16 Anh văn chuyên ngành II
2.2. Kiến thức chuyên ngành
2.2.1. Chuyên ngành Công nghệ phần mềm
1 Nhập môn Công Nghệ Phần Mềm
2 Kiểm thử phần mềm
3 Phát triển phần mềm mã nguồn mở
4 Phát triển ứng dụng đa phương tiện trên thiết bị di động
5 Lập trình nhúng
6 Quản lý dự án công nghệ thông tin
7 Phát triển, vận hành, bảo trì phần mềm
2.2.2. Chuyên ngành Hệ thống thông tin
1 Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
2 Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
3 Lập trình cơ sở dữ liệu
4 Cơ sở dữ liệu phân tán
5 Hệ thống thông tin quản lý
6 Hệ hỗ trợ quyết định
7 An toàn và bảo mật hệ thống thông tin
2.2.3. Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu
1 Trí tuệ nhân tạo nâng cao
2 Khoa học dữ liệu
3 Khai thác dữ liệu lớn
4 Hệ Cơ sở Tri thức và ứng dụng
5 Hệ hỗ trợ quyết định
6 Lập trình Python
7 Lập trình symbolic cho AI
2.3. Kiến thức bổ trợ
2.3.1. Phần bắt buộc
2.3.2. Phần tự chọn (chọn các môn học trong danh sách để đạt tối thiểu là 9 TC tự chọn)
1 Ngôn ngữ lập trình Java 2
2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ORACLE
3 Quản trị hệ thống Mạng
4 Phương pháp phân tích dữ liệu cơ bản
5 Internet of Things
6 Khoa học dữ liệu
7 Bảo mật Hệ thống Dữ liệu
8 Quản lý rủi ro và an toàn thông tin trong doanh nghiệp
9 Các chuyên đề ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
10 Các hệ tìm kiếm thông minh
11 Khai thác dữ liệu lớn
Thực hành nghề nghiệp/ Khóa luận/ Môn thay thế
Thực hành nghề nghiệp
1 Đồ án chuyên ngành
2 Thực tập doanh nghiệp
Khóa luận
1 Khóa luận tốt nghiệp
Môn thay thế khóa luận (Chọn 2 môn học trong danh sách)
1 Điện toán đám mây
2 Các hệ tìm kiếm thông minh
3 Dữ liệu lớn
4 Hệ suy diễn mờ
5 Internet of Things